Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Công nghệ

[Công nghệ][twocolumns]

Chuyển đổi số

[Chuyển đổi số][bsummary]

Tài liệu

[Tài liệu][bleft]

Giám sát hoạt động dự án Smart Farm

Trong các ngày từ 21/3 đến 23/3, nhóm công tác của Ban quản lý dự án "Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam" (Smart Farm) đã có chuyến làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt (PVFC) tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.


Hình ảnh buổi làm việc của Ban quản lý Dự án tại PVFC


Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Smart Farm, tính đến thời điểm hiện tại, Dự án đã đi được 2/3 chặng đường từ khâu thiết lập dự án, xây dựng trang tại thông minh và vận hành canh tác các sản phẩm chất lượng cao là dâu tây, cà chua bi và ớt chuông. Tại buổi làm việc, đại diện của Ban quản lý Dự án, ông Nguyễn Quốc Toản, giám đốc dự án đã nghe báo cáo tình hình sản xuất và quản lý trang trại thông minh do ông Nguyễn Thế Nhuận, giám đốc PVFC, thành viên BQL Dự án trình bày. Tổng kết vụ trồng trọt năm 2023, một số điểm chính trong quá trình vận hành canh tác đã cho thấy:

- Trong năm 2023, Dự án chỉ đạt được một phần các kết quả mong đợi.

- Các đầu ra phần lớn còn chưa hoàn thiện.

- Vấn đề cấp chứng chỉ sản phẩm của Dự án chưa thực hiện nên giá bán của sản phẩm chưa được cao.

- Việc xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho các nhóm cây trồng dâu tây, cà chua bi và ớt chuông chưa hoàn thiện. Hiện tại, bản thảo của Chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã được biên tập và lấy ý kiến. Ban Quản lý dự án cần tổng hợp các ý kiến và tổ chức hội thảo tham vấn cho Chiến lược này.

- Hệ thống phần mềm quản lý, phân tích dữ liệu chưa được hoàn thiện.

- Các phần mềm chưa được Việt hóa hoàn toàn, gây khó khăn cho người sử dụng với ngôn ngữ giao diện bằng tiếng Hàn Quốc.

- Số lượng cán bộ dự án và nông dân chưa đủ theo kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực.

- Việc không có cán bộ tiếng Hàn hỗ trợ chuyên gia Hàn quốc gây khó khăn trong những buổi trao đổi giữa chuyên gia Hàn Quốc và nhóm kỹ thuật viên Việt Nam.


Ông Nguyễn Thế Nhuân (phải) báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Dự án


Các thảo luận của nhóm thành viên BQL Dự án xoay quanh những vấn đề cần giải quyết trước mắt và định hướng dài hạn sau khi Dự án kết thúc. Các vấn đề về tiêu thụ năng lượng, bán sản phẩm, đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn, cấp chứng chỉ GlobalGAP cho sản phẩm và kế hoạch tăng năng suất được đề cập. Ông Nguyễn Quốc Toản, giám đốc Dự án khẳng định cần phải xây dựng một mô hình canh tác trang trại thông minh hoàn chỉnh, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường và kinh doanh hiệu quả để thu hút nông dân tham quan, học tập và áp dụng. Ban quản lý Dự án cần nhanh chóng tiến hành các thủ tục đăng ký chứng chỉ GlobalGAP cho 3 dòng sản phẩm của Dự án, đồng thời, tích cực hoàn thiện Chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho các sản phẩm dâu tây, cà chua bi và ớt chuông.


Các thành viên BQL Dự án thăm trang trại smart farm


Trong bối cảnh lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và nông dân bởi tính hiệu quả và khả năng sinh lợi nhuận cao, khả năng tiếp cận các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc, việc xây dựng một trang trại thông minh như Smart Farm sẽ góp phần tạo lập một mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nông dân và các nhà đầu tư tìm hiểu, học tập và nhân rộng. Mặt khác, đây cũng là một trong những khía cạnh quan trọng của quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, giúp đưa nông nghiệp Việt Nam từ một nền sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, ít đầu tư tiến lên quy mô lớn, hiệu quả, có tính cạnh tranh cao và làm chủ công nghệ.


Smart Farm