Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Công nghệ

[Công nghệ][twocolumns]

Chuyển đổi số

[Chuyển đổi số][bsummary]

Tài liệu

[Tài liệu][bleft]

Các hoạt động của dự án

Dự án Smart Farm dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2022-2024 với các hoạt động chính sau:


1. Lắp đặt mô hình nhà kính thông minh và hệ điều hành (Năm đầu tiên)


a. Lắp đặt 16 nhà kính như một mô hình thí điểm nhằm đào tạo và sản xuất thí điểm thông qua việc sử dụng công nghệ thủy canh tiên tiến trong sản xuất ớt ngọt (ớt chuông), cà chua cherry và dâu tây với diện tích đất là 5.715m² tại  Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa (PVFC), Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong năm đầu tiên của Dự án.

b. Phát triển phần mềm thu thập và xử lý thông tin dữ liệu phục vụ vận hành nhà kính thông minh dựa trên nền tảng Web và thiết bị di động.

c. Cung cấp thiết bị công nghệ thông tin cho trung tâm dữ liệu tại Hà Nội, tài liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp của Dự án, và thiết bị phòng chống dịch Covid-19 trong sản xuất nông nghiệp.




2. Lắp đặt mô hình hệ thống đóng gói, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm (Năm thứ 2 đến năm thứ 3)

a. Thiết lập mô hình thí điểm cho hệ thống kho lạnh, đóng gói tại PVFC, Đà Lạt, Lâm Đồng vào năm thứ hai.

b. Thành lập/Thuê cửa hàng cung cấp trái cây/rau quả địa phương cho các hộ nông dân nhỏ tại PVFC, Đà Lạt trong năm thứ ba, nhằm thúc đẩy bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không qua trung gian trong năm thứ ba.




3. Phát triển hệ thống phần mềm

a. Xây dựng hệ thống phần mềm giám sát dữ liệu sản xuất trong nhà kính ứng dụng CNTT trong giám sát và kiểm soát quá trình sản xuất cây trồng (dâu tây, cà chua cherry, ớt chuông).

b. Phát triển hệ thống quản lý và phân tích dữ liệu giúp đưa ra quyết định trong sản xuất, quản lý rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị cây trồng và phát triển mô hình trang trại thông minh trong tương lai.




4. Xây dựng chiến lược/kế hoạch tổng thể quốc gia về nông nghiệp thông minh 

EPIS và DTS sẽ cùng thiết lập các chính sách / quy hoạch tổng thể về trang trại thông minh  của quốc gia. Các chiến lược nhân rộng mô hình sẽ được phát triển trong năm đầu tiên và sau đó sẽ được chỉnh sửa, bổ sung vào năm cuối cùng của dự án.


5. Thông tin - Truyền thông: Xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá, truyền thông sản phẩm và hoạt động của Dự án

a. Xây dựng thương hiệu sản phẩm của dự án theo quy định, tiêu chuẩn sản phẩm cây trồng.

b. Phát triển thương hiệu các sản phẩm có tính cạnh tranh  về mức độ an toàn và chất lượng cao được sản xuất từ hệ thống nhà kính thông minh đến thị trường địa phương.

c. Xây dựng các tài liệu quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng như video clip và tài liệu quảng bá hoạt động của Dự án.


6. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trung ương, cán bộ địa phương và nông dân 

Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ được tổ chức dưới 2 hình thức:

- Hội thảo đào tạo ở nước ngoài (số lượng tham dự là 10 người) dành cho cán bộ thuộc Bộ NN & PTNT/cán bộ địa phương/nông dân tại Hàn Quốc.

- Hội thảo tập huấn trong nước dành cho nông dân và/hoặc các cán bộ nông nghiệp địa phương về sản xuất trong nhà kính thông minh; quan điểm chuỗi giá trị nông nghiệp trong canh tác thông minh; và quản lý và phân tích hệ thống dữ liệu về canh tác nông nghiệp thông minh. 

Trong trường hợp tái bùng phát dịch bệnh Covid-19, hoạt động này có thể được thay thế bằng hội thảo trực tuyến. 


Smart Farm