Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Công nghệ

[Công nghệ][twocolumns]

Chuyển đổi số

[Chuyển đổi số][bsummary]

Tài liệu

[Tài liệu][bleft]

Giống cây Cà chua cherry tròn đỏ


Mô tả

Đặc điểm

Trái 50-80g, màu đỏ, màu vàng, mỗi chuỗi ra 20-40 trái, sinh trưởng nhanh không giới hạn, quả hình tròn, vị ngon và có giá trị dinh dưỡng cao

Lợi ích và công dụng

Tốt cho xương: Trong cà chua có hàm lượng vitamin K và canxi rất tốt cho xương. Đặc biệt với trẻ nhỏ, vì cà chua là sản phẩm từ thiên nhiên nên dễ hấp thu và không gây độc hại gì tới trẻ.

“Khử” các gốc tự do làm hại máu: Vitamin A, vitamin C và beta-carotene có trong cà chua hoạt động như những chất chống oxy hóa trong cơ thể. Bởi vậy, chúng sẽ giúp làm sạch các gốc tự do gây tổn hại đến máu. Cà chua còn giúp ngăn ngừa và phòng chống bệnh xơ gan bằng cách hòa tan sỏi mật từ gan. Vì vậy, những người hay thường uống bia rượu nên bổ sung nước ép cà chua vào chế độ ăn uống của mình để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Cải thiện thị lực: Đôi mắt rất “yêu” vitamin A có trong Cà chua bi. Với những bé bị cận thị đang trong quá trình điều trị thì cà chua chính là thực phẩm chức năng đặc biệt tăng hiệu quả cho liệu trình.

Cà chua giúp phòng chống bệnh ung thư: Trường đại học Havard trong 1 báo cáo nghiên cứu chứng minh trái cà chua có sự dồi dào chất chống oxy hóa lycopene. Lycopene đã được kiểm chứng là một chất mang lại hiệu quả rất tốt trong việc chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, trực tràng; ung thư vòm họng và ung thư thực quản. 

Cà chua giúp làm đẹp da: Một trái cà chua có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, mặt nạ hoặc sữa rửa mắt có chiết xuất từ quả cà chua sẽ giúp tẩy tế bào chết trên da, phục hồi các tế bào trên bề mặt.

Hướng dẫn sử dụng

1. Kỹ thuật trồng Cà chua cherry đỏ F1 tại nhà

* Bước 1. Chuẩn bị vật tư 

- Thùng xốp, chậu nhựa thông minh.

- Đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.

- Hạt giống Cà chua cherry đỏ F1.

- Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.

* Bước 2.Chuẩn bị giá thể hữu cơ.

- Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân giun theo tỷ lệ 50% phân giun (hoặc 50% đất Tribat) với 50% đất phù sa. Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân giun vào thùng xốp hoặc chậu nhựa thông minh cách miệng chậu 2cm.

* Bước 3. Gieo hạt.

- Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước ấm 3 – 4 giờ, rửa sạch rồi đem ủ ấm, khi hạt nảy mầm thì đem gieo.

- Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40- 60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4,0- 5,5cm.

- Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

* Bước 4: Trồng và chăm sóc

- Cây con có 3 – 4 lá thật, cao 10 – 12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đem nhổ ra trồng chậu.

- Tưới nước: Cây cà chua dễ bị khô hạn khi chúng còn non, vì vậy cần giữ ẩm thường xuyên. Giai đoạn ra hoa và đậu quả, cây sẽ cần nhiều nước nhất, nên tăng thêm lượng nước tưới để cây phát triển xanh tốt. Trong giai đoạn này, nếu cà chua thiếu nước thì thân cây và lá sẽ bị khô héo, quả non dễ rụng, có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cho cây cà chua hàng ngày sẽ rất tốt.

- Làm giàn, tỉa lá:

+ Làm giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6 – 1,7 m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.

+ Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

- Bón phân cho cây: Cà chua cần nhiều dinh dưỡng để nuôi thân, nuôi lá và nuôi quả, do đó khi cây bắt đầu trổ hoa và đậu quả, cần bón bổ sung phân hữu cơ.

* Bước 5: Thu hoạch Sau gieo 65 – 70 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch.

2. Kỹ thuật trồng cà chua cherry đỏ F1 ngoài ruộng

* Thời vụ: Quanh năm, chính vụ Đông – Xuân.

* Làm đất, lên luống: Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà chua có chiều rộng 120 – 140 cm, rãnh rộng 20 – 25 cm, cao 30 cm.

* Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 50 cm, hoặc có thể là cây cách cây 40 cm.

* Làm giàn, tỉa cành, tạo hình

- Làm giàn sau trồng từ 35 – 40 ngày, làm theo kiểu chữ A. Dùng dây mềm buộc cây lên giàn

- Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

* Phân bón:

- Phân hữu cơ khoảng 2 tấn/1000 m, nếu không có phân hữu cơ có thể dung phân vi sinh tưởng đương 20 kg/1000 m.

- Phân hóa học: Urê: 30 kg + NPK 16-16-8: 25 Kg, Super Lân: 40 kg và Sulfat Kali: 30 kg/1000m2.

- Cách bón phân:

+ Bón lót : toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ super Lân+ 5 kg NPK 16-16-8.

+ Bón thúc: 4 lần bón

Thúc lần 1(10 – 15 ngày sau khi trồng):7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

Thúc lần 2 (22 – 25 ngày sau khi trồng, lúc hoa bắt đầu có nụ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Có thể kết hợp phun thêm phân bón lá để thúc cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày /1 lần.

Thúc lần 3 (lúc hoa rộ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

Thúc lần 4 (sau lần thu hoạch trái đầu tiên): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

* Tưới nước: Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

* Phòng trừ sâu, bệnh

- Sâu hại:

+ Sâu xám: Cần cày bừa kỹ, phơi ải đất, luân canh với cây trồng nước để phòng; Tại chỗ gốc cây bị hại, đào bắt sâu hoặc dùng Basudin 5G/10G để trừ

+ Sâu đục quả: (sâu xanh, sâu khoang, sâu hồng) nếu xuất hiện ở giai đọan sâu non, cần phun ngay. Các loại thuốc có thể dùng là Bt, NPV, Delfin 32BIU, Sherpa 25EC, Dencis...

- Bệnh hại:

+ Bệnh xoăn lá: Do virus gây ra. Bệnh lan truyền do rệp, bọ phấn trắng. Cần nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây lan và phun thuốc trừ môi giới truyền bệnh.

+ Bệnh thối rễ - Rhizoctonia solani, Pythium spp, và Fusarium spp: Bệnh hại chủ yếu trên cây con làm cho cây yếu ớt, chậm phát triển, lùn do rễ bị thối, lở cổ rễ. Thông thường bệnh làm chết rạp từng đám, từng chòm cây trong vườm ươm hoặc từng vùng rải rác phân tán trên đồng ruộng. Nhổ bỏ cây bệnh sau đó xử lý đất bằng vôi bột. Cần tỉa nhánh vô hiệu để đảm bảo độ thông thoáng trên đồng ruộng.

+ Bệnh héo xanh vi khuẩn - Ralstonia solanacearum: Cây bị hại đột nhiên héo rũ, lá vẫn còn màu xanh.

Để phòng trừ bệnh cần luân canh với lúa nước. Có thể dùng kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím để tăng khả năng chịu úng và giảm bệnh héo xanh vi khuẩn trong vụ sớm.

Khi bệnh phát triển cần hạn chế tưới nước, đặc biệt là tưới rãnh. Nhổ bỏ cây bệnh, sau đó dùng vôi bột rắc quanh hốc cây bệnh. Thuốc hóa học để phòng trừ bệnh này thường kém hiệu quả.

+ Bệnh đốm vũng - Alternaria solani: Bệnh xuất hiện khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Vết bệnh trên lá là những đốm nhỏ dạng hình tròn màu nâu thẫm, có nhiều vòng đồng tâm. Vết bệnh trên thân và cuống lá là những vệt hình bầu dục màu nâu, làm thân dễ gẫy. Vết bệnh trên quả to có màu tối thẫm lan rộng ở vùng đài quả và phần trên của vai quả gây thối quả. Nếu bệnh nặng có thể phun Boocđô 1%, ZinebWP, Mancozeb...

* Thu hoạch: Sau gieo 65 – 70 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch.

Nguồn: Nông sản Hậu Giang