Ớt chuông có màu sắc tươi, vỏ bóng. Tuy chúng có thể khác nhau về hương vị, ớt chuông không cay hay kích thích, giống như hầu hết các loài ớt khác. Màu sắc và hương vị được xác định bởi sự khác nhau của cây ớt và giai đoạn chín khi hái. Ví dụ, quả ớt chuông đỏ đơn giản là ớt chuông đã chín.
Tuy ớt chuông là một thành viên của họ Capsicum, nó là loài Capsicum duy nhất từ Capsicum rhomboideum không sản sinh ra chất capsaicin, một hóa chất dạng mỡ có thể gây ra cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc với các màng niêm mạc. Việc không có chất capsaicin trong ớt chuông là do một dạng gene lặn đã loại bỏ capsaicin và, do đó, vị "cay" thường gắn với các loài Capsicum còn lại.
So với ớt xanh, ớt chín có nhiều vitamin và dinh dưỡng hơn và chứa hoạt chất chống ôxi hóa. Mức độ sắc tố vàng, như lycopene, cao hơn chín lần ớt xanh. Ớt đỏ có hai lần vitamin C so với ớt xanh. Ngoài ra, nhiều ớt chuông đỏ chứa 209 mg vitamin C, gần bằng ba lần 70 mg của một quả cam trung bình.
Giá trị dinh dưỡng mỗi 100 g (3.5 oz) | |
---|---|
Năng lượng |
84 kJ (20 kcal) |
Carbohydrate |
4.64 g |
- Đường |
2.40 g |
- Chất xơ |
1.7 g |
Chất béo |
0.17 g |
Đạm |
0.86 g |
Vitamin A. |
18 μg (2%) |
Thiamine (vit. B1) |
0.057 mg (5%) |
Riboflavin (vit. B2) |
0.028 mg (2%) |
Niacin (vit. B3) |
0.480 mg (3%) |
Pantothenic acid (B5) |
0.099 mg (2%) |
Vitamin B6 |
0.224 mg (17%) |
Folate (vit. B9) |
10 μg (3%) |
Vitamin C |
80.4 mg (97%) |
Canxi |
10 mg (1%) |
Sắt |
0.34 mg (3%) |
Magiê |
10 mg (3%) |
Photpho |
20 mg (3%) |
Kali |
175 mg (4%) |
Kẽm |
0.13 mg (1%) |
Các tỷ lệ phần trăm theo khuyến nghị của Mỹ cho người trưởng thành. Nguồn: Cơ sở dũ liệu Dinh dưỡng USDA |





