Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Công nghệ

[Công nghệ][twocolumns]

Chuyển đổi số

[Chuyển đổi số][bsummary]

Tài liệu

[Tài liệu][bleft]

Khóa đào tạo dài hạn đầu tiên của dự án Smart Farm thành công tốt đẹp

Từ ngày 9/8/2022 đến ngày 30/8/2022, khóa đào tạo dài hạn nâng cao năng lực cho người sản xuất rau sạch trong khuôn khổ dự án "Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam" đã diễn ra tại Đà Lạt, Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, rau và hoa (PVFC) Đà Lạt là cơ quan tổ chức khóa đào tạo. Khóa đào tạo được 2 chuyên gia Hàn Quốc là ông Choi Sung-min và ông Moon Jungho trực tiếp truyền đạt kiến thức tới các học viên.


Chuyên gia Hàn Quốc và các học viên đang trao đổi kiến thức


Trong 1 tháng học tập và nghiên cứu, các học viên đã được trang bị một số kiến thức và kỹ năng thực hành canh tác nông sản thông minh với những nội dung sau:


Nội dung đào tạo canh tác dâu tây:

- Tìm hiểu về cây giống dâu tây và vườn ươm.

- Thực hành quan sát, xác định, phương pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây dâu tây tại vườn nông dân.

- Thiếu hụt dinh dưỡng và Rối loạn sinh lý trên cây dâu tây.

- Tìm hiểu về cơ sở vật chất và thiết bị trang trại thông minh, cách vận hành và quản lý trang trại thông minh cho cây dâu tây. 


Nội dung đào tạo canh tác cà chua, ớt chuông:

- Tổng quan về cây cà chua và ớt chuông và trang trại thông minh.

- Tìm hiểu về phân bón, nguyên tắc sử dụng phân bón, phương pháp phối trộn dinh dưỡng theo nhu cầu của cây cà chua/ ớt chuông.

- Quản lý canh tác cây cà chua/ ớt chuông.

- Quản lý dinh dưỡng trên cây cà chua/ớt chuông.


Các học viên thực tập tại vườn dâu tây của PVFC


Theo khảo sát thăm dò ý kiến của ban tổ chức khóa học, trong thời gian tới sẽ có 18,9 % học viên sử dụng giống dâu tây, cà chua mới của Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa; 39,6% học viên áp dụng các kỹ thuật mới cho nông trại của mình; 18,3% lắp đặt một số hệ thống thiết bị và 13,2 % sẽ cải thiện và lắp đặt hệ thống nhà kính mới. 


Dự án "Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam" là một dự án hợp tác quốc tế về nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD) và Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA).


Kinh phí dự án được chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại theo thể thức hỗ trợ kỹ thuật, kèm theo nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng kinh phí tài trợ là 3.500.000.000 KRW, tương đương 2,89 triệu USD.


Dự án hướng tới mục tiêu tăng năng suất cây trồng và thu nhập của người dân bằng ứng dụng canh tác nông nghiệp thông minh, đồng thời cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng thông qua chuỗi giá trị nông nghiệp.


Smart Farm