Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Công nghệ

[Công nghệ][twocolumns]

Chuyển đổi số

[Chuyển đổi số][bsummary]

Tài liệu

[Tài liệu][bleft]

Trao đổi về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam

Sáng 14/9/2022, đoàn làm việc của Dự án "Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam" do bà Chu Diễm Hằng đại diện, cùng các chuyên gia Hàn Quốc đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam. 


Đoàn chuyên gia dự án làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam


Tại buổi làm việc, đoàn chuyên gia Dự án đã nghe báo cáo về tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Hà Nam trong những năm gần đây. Đoàn cũng tìm hiểu các vấn đề về cơ chế, chính sách và thị trường tiêu thụ nông sản trong tỉnh. Đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam, ông Đặng Phan Sơn, chánh văn phòng Sở, cũng chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của tỉnh trong vấn đề thu hồi, tích tụ đất đai, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn và các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.


Ông Đặng Phan Sơn, chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam


Hiện tại, tỉnh đã hoàn thiện và ban hành bộ chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cho các nhà đầu tư trong nước. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các cơ chế, chính sách này vẫn đang được tiếp tục xây dựng và chưa ban hành.  


Cụ thể, về hình thức tích tụ ruộng đất:

- Hình thức thuê đất: Doanh nghiệp trực tiếp thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân, thủ tục thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp của chủ đầu tư sẽ thông qua chính quyền địa phương chứng thực.

- Giá thuê: Thỏa thuận theo sản lượng lúa tẻ/360m2 (01 sào Bắc bộ/năm). Giá lúa tính theo giá thu thuế của UBND tỉnh ban hành tại thời điểm trả tiền thuê đất và được thanh toán bằng tiền Việt Nam đồng. 

- Phương thức thuê: 

+ Doanh nghiệp thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp có thời hạn (theo hợp đồng thỏa thuận) 

+ Việc cho thuê là tự nguyện.

+ Các hộ cho thuê đất vẫn giữ bìa đỏ.

+ Những hộ không cho thuê mà vẫn có nhu cầu đất để sản xuất thì UBND xã sẽ quy hoạch gọn vào một khu có điều kiện sản xuất tương tự để giao cho các hộ sản xuất. 

- Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, Chủ đầu tư thông qua chính quyền địa phương trả tiền thuê đất cho các hộ dân theo từng đợt.

- Thời gian trả tiền thuê đất: Theo hợp đồng thỏa thuận ít nhất 2 năm 1 lần. 


Về cơ chế, chính sách:

- Đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, thủy lợi...ngoài hàng rào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sau khi doanh nghiệp triển khai đầu tư sản xuất và dựa trên đề xuất của doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan tổng hợp đề nghị UBND tỉnh, UBND huyện xem xét quyết định ưu tiên bổ sung đầu tư cho giai đoạn 2022 - 2025. 

- Lao động dôi dư sau khi tích tụ thì có 02 phương án:

+ Nhà nước hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề.

+ Doanh nghiệp tuyển dụng vào làm công nhân, trong đó ưu tiên cho những hộ có đất tích tụ và có nguyện vọng tham gia.


Đến nay, theo quy hoạch tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh phê duyệt có 7 Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích đất quy hoạch là 723,73 ha. Trong đó, diện tích đất đã tích tụ, đưa vào triển khai thực hiện là 301,27 ha. Đó là các khu Đồng Du, Nhân Chính, Mộc Bắc, Thanh Nguyên, Xuân Khê, Nhân Khang và Phù Vân.


Tỉnh cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới, bao gồm:

 1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là ở các địa phương trọng điểm về nông nghiệp; tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong các ngành, các cấp và nông dân; làm thay đổi trong nhận thức, hành động, thói quen canh tác, cách bố trí nguồn lực và sự phối kết hợp đồng bộ trong triển khai thực hiện nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho người nông dân.

2. Khuyến khích các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia tích tụ tập trung ruộng đất để hình thành những vùng sản xuất có quy mô lớn. Có cơ chế chính sách hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc cho các hộ nông dân, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp tham gia thực hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: đầu tư hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện), hỗ trợ thiệt hại do thiên tai; vốn tín dụng ưu đãi, khoa học công nghệ, hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 

3. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh để quảng bá giới thiệu sản phẩm tham gia chuỗi liên kết.

4. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đăng ký, phát triển thương hiệu mặt hàng nông sản, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản thông qua các hội chợ, triển lãm...

5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục đầu tư, hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tập trung đất đai thuận lợi.


Sau buổi thảo luận, đoàn chuyên gia của Dự án đã đi thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) tại địa bàn tỉnh.


Smart Farm